Quan hệ tình dục không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) rất khó chữa, hay tái phát, dễ chuyển sang mãn tính và gây ra những hậu quả sức khỏe về lâu dài. Loại bệnh này có thể do nhiều loại căn nguyên: Vi khuẩn, nấm, vi-rút và ký sinh trùng. Chính vì thế, trang bị kiến thức về bệnh để biết cách phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết.
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hay nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục là gì?
Sexually transmitted diseases – STDs là tên tiếng anh của các bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh hình thành do sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng qua tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục, dịch tiết của bộ phận sinh dục của người bị bệnh với niêm mạc (mắt, mũi, miệng, hậu môn) với phần da tổn thương của người lành thông qua hoạt động tình dục.
Có rất nhiều căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như Chlamydia, bệnh lậu, bệnh Trichomonas vaginalis, herpes sinh dục, sùi mào gà, u nhú sinh dục, rận mu, HIV/AIDS, viêm gan B….
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trên thế giới mỗi ngày có hơn 1 triệu người mắc bệnh lây qua đường tình dục (STI). Phổ biến nhất là các loại bệnh như nhiễm chlamydia, lậu, giang mai và trichomonas.
Mặc dù một số căn bệnh STI có thể được điều trị và chữa khỏi, nhưng một số khác thì không thể như HIV/AIDS. Đặc biệt, có bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và tình dục của con người. Vì vậy, nếu bạn đang trong độ tuổi có hoạt động tình dục, bạn cần phải biết cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
2. Nguyên nhân gây ra các bệnh STDs là từ đâu?
STDs được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn như: Lậu, Chlamydia, Giang Mai, bệnh hột xoài…hoặc virus như: Sùi mào gà sinh dục (HPV), Herpes sinh dục, u mềm lây… hay các loại ký sinh trùng như: Nấm Candida, trùng roi âm đạo… Các loại bệnh STDs do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra có thể được điều trị bằng kháng sinh và các thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, những căn bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục gây ra bởi virus thì khả năng chữa khỏi sẽ rất thấp, nhưng các triệu chứng vẫn có thể điều trị được.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs):
– Quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau;
– Có bạn tình đã quan hệ tình dục với nhiều người khác;
– Quan hệ tình dục với người bị STIs;
– Người có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (Nếu đã từng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đây, khả năng một loại bệnh lây qua đường tình dục khác xâm nhập vào cơ thể sẽ khá cao);
– Dùng chung kim tiêm;
– Nam giới không cắt bao quy đầu.
4. Các bệnh STDs thường gặp
a. Chlamydia:
Khi mới nhiễm vi khuẩn Chlamydia, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện bất thường nhưng vẫn có thể lây sang người khác. Vì thế, có rất nhiều trường hợp đã vô tình lây bệnh sang cho bạn tình mà không hề hay biết.
Có thể truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở miệng, cơ quan sinh sản, niệu đạo và trực tràng. Ở phụ nữ, nơi nhiễm trùng phổ biến nhất là cổ tử cung.
Xét nghiệm dịch tiết âm đạo và mẫu nước tiểu chính là cách nhận biết bệnh sớm và chính xác nhất. Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất là dùng thuốc kháng sinh.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng quan hệ để tránh lây nhiễm sang bạn tình và tránh để bệnh nghiêm trọng hơn. Bệnh cũng rất dễ tái phát trở lại, vì thế, sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần tái khám lại theo đúng hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng phương pháp cùng với việc lưu ý sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ cũng rất quan trọng và góp phần phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh.
b. Bệnh lậu
Lậu được gây ra do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh gặp phải ở những người có hành vi quan hệ tình dục không an toàn bằng âm đạo, hậu môn, miệng. Ngoài ra, các loại đồ chơi tình dục cũng có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh lậu. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lậu có thể ủ bệnh trong thời gian từ 2 đến 7 ngày.
Bệnh lậu thường gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Biểu hiện bệnh ở cả hai giới cũng có sự khác nhau.
Bệnh lậu và Chlamydia thường xảy ra cùng nhau.
Đối với nam giới, lậu sẽ có triệu chứng như xuất hiện mủ ở dương vật, sưng và đau ở đầu dương vật, tinh hoàn. Ở nữ, bệnh khiến phát dịch bất thường ở âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hay tiểu tiện và đi kèm với triệu chứng sốt.
Bệnh lậu có thể khiến viêm tinh hoàn, nghiêm trọng hơn là vô sinh nếu không điều trị kịp thời.
Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn lậu kháng thuốc đang có xu hướng gia tăng do đó, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
c. Giang mai
Giang mai có tên khoa học là Syphilis, do xoắn khuẩn Giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Giai đoạn đầu, người bệnh gần như không có triệu chứng đặc hiệu. Sau khoảng 90 ngày tiếp xúc với khuẩn gây bệnh, có thể xuất hiện một vết loét nhỏ trên da và có thể gây sưng một số hạch bạch huyết bên cạnh. Triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da thông thường.
Bệnh giang mai thường xuất hiện ở thân mình, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở mỗi giai đoạn, Giang mai biểu hiện những dấu hiệu khác nhau.
Nếu không được phát hiện và điều trị, sau một thời gian, bệnh tiến triển, triệu chứng sẽ rõ rệt hơn. Lúc này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong. Ngược lại, với những đối tượng phát hiện sớm, bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh.
d. Bệnh herpes sinh dục
Được gây ra bởi một loại virus gọi là virus Herpes simplex (HSV). Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh là tình trạng nổi mụn nước quanh môi, trên bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Những mụn nước này mọc đơn lẻ hoặc thành chùm, khi vỡ ra có thể gây đau. Đôi khi, nhiễm HSV không gây ra vết loét, hoặc bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện ra.
Herpes là virus nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các tổn thương và làm giảm nhẹ mức độ hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.
e. Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà còn có tên gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục. Bệnh hình thành các sùi mào gà tại cơ quan sinh dục của hai giới, do một loại virus có tên là HPV (Human papilloma virus) gây ra. Giống như tất cả các loại virus, HPV gây nhiễm trùng bằng cách xâm nhập vào các tế bào. Khi ở trong một tế bào, HPV sẽ kiểm soát các bộ phận bên trong tế bào và sử dụng tế bào đó để tạo ra các bản sao của chính nó. Những bản sao này sau đó sẽ lây nhiễm cho các tế bào khác gần đó.
Thời gian ủ bệnh có thể là vài tháng, thậm chí có những trường hợp ủ bệnh trong vài năm. Loại bệnh lây qua đường tình dục này hiện chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh vì vậy mà có thể sống với căn bệnh này suốt đời. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến ung thư cổ tư cung, âm đạo, hậu môn hay dương vật.
Thông thường, bệnh sùi mào gà có triệu chứng sớm ở nam giới như nốt sùi mào ẩm ướt xuất hiện trên bề mặt. Khi tác động vào nốt sùi sẽ có dịch mủ và máu chảy ra gây khó chịu, ngứa ngáy. Nốt sùi mào gà lan nhanh ra xung quanh bộ phận sinh dục, kích thước nốt sùi mào gà có thể to bằng một nắm tay.
Trong khi đó, ở nữ giới lại không có biểu hiện rõ rệt và thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân, u nhú nhỏ xuất hiện ở bộ phận sinh dục nhưng không gây đau ngứa.
f. HIV/AIDS
Đây là căn bệnh có thể phá hủy hệ thống miễn dịch của người bệnh, do đó sẽ tạo thuận lợi cho bệnh ung thư, nhiễm trùng,… gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch khi mắc phải HIV/AIDS.
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị với căn bệnh này và phương pháp điều trị thường được áp dụng là sử dụng thuốc kháng virus và phòng ngừa lây lan bệnh sang người khác.
g. Viêm gan B
Là một bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan B gây ra. Bệnh này dễ lây lan và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
5. Cách phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục
Có nhiều cách có thể giảm nguy cơ mắc STDs:
– Tìm hiểu xem bạn tình có bị mắc STDs hay không? Bên cạnh đó, hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người để giảm nguy cơ.
– Không quan hệ khi đang say rượu hoặc dùng chất kích thích.
– Quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng.
– Kiểm tra sức khỏe tình dục định kỳ 6 tháng/lần.
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn sẽ làm giảm khả năng nhiễm trùng. Không sử dụng một bao cao su nhiều lần khi quan hệ tình dục.
– Tránh các hành vi tình dục gây rủi ro cao như làm rách da, vì nó khiến nguy cơ mắc STDs cao hơn. Ngay cả những vết cắt nhỏ không chảy máu cũng khiến vi trùng có thể xâm nhập được. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng gây rủi ro cao vì các mô trong trực tràng dễ bị rách. Chất dịch cơ thể cũng có thể mang STDs.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ.
– Nếu có những biểu hiện bất thường cần đi khám sớm để được điều trị hiệu quả.
– Tiêm vắc-xin phòng ngừa virus HPV, tiêm phòng viêm gan và một số loại virus khác,…
Phòng khám đa khoa cộng đồng Hỷ Hỷ luôn là địa chỉ cung cấp dịch vụ y tế uy tín mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám và chẩn đoán cũng như tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục. Ưu điểm vượt trội của phòng khám là sự đầu tư quy mô về các thiết bị y khoa hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ cam kết bảo mật thông tin khách hàng, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kiểm tra sức khoẻ tại đây.
Bác sĩ Bùi Thanh Xuân
Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ – Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ
Để biết thêm thông tin về Bí quyết phòng ngừa cá bệnh lây qua đường tình dục, cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090