Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý: Nên và không nên ăn gì?

Cùng Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) trong bài viết dưới đây:

1. Tăng động giảm chú ý là gì? 

ADHD là viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder. Đây là một hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý phổ biến ở trẻ. Là sự rối loạn chức năng hoạt động – hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý.

Quy phụ huynh có thể đọc bài viết về Tăng động giảm chú ý: Tại đây.

2. Những thực phẩm tốt cho trẻ bị tăng động giảm chú ý:

Thực phẩm giàu Acid béo Omega-3:

Acid béo Omega-3, đặc biệt là EPA và DHA, rất quan trọng đối với sức khỏe của não. Được tìm thấy trong cá béo, hạt lanh và hạt chia, những chất dinh dưỡng này có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức và giảm các triệu chứng ở một số trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Acid béo Omega-3 được chứng minh là có lợi cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó còn rất tốt cho tim mạch. Với những tác dụng cụ thể như chống viêm, chống đông máu, giảm mức Cholesterol, chất béo trung tính và giảm huyết áp.

Thực phẩm giàu Protein:

Nhìn chung, Protein là lựa chọn dinh dưỡng đa lượng hàng đầu của các chuyên gia dành cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Ăn Protein giúp cơ thể chúng ta tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự tập trung, chú ý và bình tĩnh. Những thực phẩm giàu Protein có thể kể đến bao gồm: trứng, cá, các loại thịt gia cầm và thịt bò nạc, các loại hạt hoặc đậu.

Thêm vào đó, cho trẻ ăn các dạng Protein dành riêng cho rối loạn tăng động giảm chú ý, chẳng hạn như Whey Protein, đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Whey Protein được lấy từ bò vì vậy cần tìm các sản phẩm có nguồn gốc và có uy tín trên thị trường. Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng với đạm động vật, bạn có thể sử dụng Protein từ thực vật để thay thế.

Carbohydrate phức hợp:

Carbohydrate phức hợp là thực phẩm giàu Carbohydrate ở dạng tự nhiên giúp não giải phóng Serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng. Trong khi tất cả các loại Carbohydrate giúp cơ thể giải phóng Serotonin, thì các loại Carbohydrate phức hợp cũng chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó giúp giải phóng Serotonin một cách từ từ.

 Carbohydrate phức hợp có trong trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nguồn Glucose ổn định, nguồn năng lượng chính của não. Chúng cũng giúp tránh sự tăng vọt và giảm lượng đường trong máu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tăng động giảm chú ý.

Vi chất dinh dưỡng:

Một số Vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như Sắt, Kẽm và Magie, rất quan trọng đối với chức năng nhận thức ở trẻ mắc ADHD. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm nguyên chất có thể giúp đảm bảo hấp thụ đủ các vi chất dinh dưỡng này.

3. Những thực phẩm cần tránh cho trẻ bị tăng động giảm chú ý:

Carbohydrate tinh chế và đường đơn:

Carbohydrate tinh chế là thực phẩm đã qua chế biến kém lành mạnh hơn so với dạng ban đầu. Đường là thực phẩm gây tác động tiêu cực nhất đối với trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Các loại Carb tinh chế khác như bột mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên, thực phẩm chế biến sẵn khác.

Những thực phẩm này khiến cơ thể sản xuất Serotonin nhưng thiếu chất xơ cần thiết để cơ thể giải phóng Serotonin chậm và ổn định. Thay vào đó, Carb tinh chế và đường đơn gây ra hiệu ứng tăng đột biến và làm tăng khả năng xuất hiện triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hơn.

Caffeine:

Thông thường Caffeine giúp chúng ta tăng cảm giác tập trung, tuy nhiên với những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý sử dụng thực phẩm chứa Caffeine (cà phê, trà, nước ngọt có ga, nước tăng lực), đồ uống này có thể làm tăng cảm giác bồn chồn và lo lắng. Thêm vào đó, Caffeine còn làm giảm hấp thu với các loại thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Phụ gia thực phẩm:

Màu thực phẩm đã được chứng minh là gây ra một số hậu quả ở trẻ em, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Cả phẩm màu đỏ và màu vàng đều có thể có những tác động có vấn đề đối với hành vi và thần kinh của trẻ em.

Mặc dù màu thực phẩm nhân tạo (ACF) không được chứng minh là nguyên nhân chính gây ra chứng tăng động giảm chú ý, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu thực phẩm nhân tạo có tác động xấu đến hành vi của trẻ, bao gồm cả hành vi của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý.

Thay đổi chế độ ăn không chỉ giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý mà đây còn là một trải nghiệm thú vị đối với trẻ.  Hãy chắc chắn cung cấp cho trẻ những món ăn lành mạnh để trẻ không cảm thấy quá khắc nghiệt với chế độ ăn mới và cung cấp cho trẻ càng nhiều những thực phẩm lành mạnh mà trẻ ưa thích càng tốt.

Khoa Nhi – Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ

Để biết thêm thông tin về Rối loạn tăng động giảm chú ý, cũng như các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, Quý Phụ huynh có thể liên hệ khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *