Bệnh bạch hầu có ở khắp mọi nơi trên thế giới và trong quá khứ đã từng gây ra các đợt dịch lớn, đặc biệt ở trẻ em. Nhờ sự ra đời của vắc-xin bạch hầu mà căn bệnh này đã được khống chế và trong nhiều năm qua số lượng ca bệnh bạch hầu giảm đáng kể. Tuy nhiên, dạo gần đây, bệnh bạch hầu đã quay trở lại, nếu phát hiện trễ sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vậy cha mẹ đã biết gì về căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tiết ngoại độc tố gây ra tình trạng nhiễm trung nhiễm độc.
Bệnh bạch hầu có 3 thể chính: bạch hầu mũi, bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản. Trong đó bạch hầu thanh quản là thể nặng nhất, tiên lượng xấu và từ vong cao.
2. Các triệu chứng của bệnh bạch hầu:
– Sốt;
– Đau họng, nuốt đau;
– Giả mạc xuất hiện: giả mạc màu trắng xám, bám chắc vào niêm mạc mũi, họng, thanh quản, dễ chảy máu;
– Hạch dưới hàm sưng đau;
– Ngoài ra còn các triệu chứng không đặc hiệu khác: mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn, buồn nôn;…
Nếu trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.
3. Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?
Có 2 cách lây truyền bệnh bạch hầu :
– Con đường trực tiếp: Tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn, dịch tiết của người bệnh bạch hầu hoặc người lành mang trùng bạch hầu.
– Con đường gián tiếp: Tiếp xúc với các đồ dùng có dính các dịch tiết chứa mầm bệnh.
Những trẻ bệnh bạch hầu cần được cách ly và nghỉ ngơi tuyệt đối. Những người thân tiếp xúc với trẻ cần theo dõi sát trong vòng 1 tuần.
4. Các biến chứng của bệnh bạch hầu:
Nếu không phát hiện sớm bệnh bạch hầu, sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ:
– Viêm cơ tim, tiên lượng rất xấu, tỉ lệ tử vong rất cao;
– Viêm dây thần kinh dẫn đến liệt các dây thần kinh vận nhãn, chi cơ, cơ hoành;
– Viêm kết mạc mắt;
– Suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp.
5. Phòng ngừa bệnh bạch hầu như thế nào?
Bệnh bạch hầu tuy gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu chẩn đoán trễ hoặc không được điều trị.
Tuy nhiên, bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng VẮC-XIN rất hiệu quả.
– Trẻ <1 tuổi: Tiêm 3 mũi vắc-xin “6 trong 1″ vào các tháng thứ 2 – 3 – 4 hoặc các tháng 2 – 4 – 6;
– Trẻ 15 – 18 tháng: Tiêm nhắc mũi vắc-xin “6 trong 1”;
– Trẻ 4 – 6 tuổi: Tiêm nhắc mũi vắc-xin “4 trong 1 – Tetraxim”;
– Trẻ 10 – 12 tuổi: Tiêm nhắc mũi vắc-xin “3 trong 1 – Adacel”;
Sau đó tiêm nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể chống lại vi khuẩn bạch hầu.
Khoa Nhi – Phòng Khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ
Để biết thêm thông tin tư vấn về bệnh bạch hầu cũng như các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, Quý Phụ huynh có thể liên hệ khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090