1. Định nghĩa:
Theo WHO, sẩy thai hay sẩy thai tự nhiên, thường được định nghĩa là thai trong tử cung không thể sống được đến khi thai được tối đa 20 tuần hay khi trọng thai < 500gr. Sẩy thai sớm, xảy ra trong ba tháng đầu tiên, là loại phổ biến nhất.
2. Nguyên nhân gây sẩy thai và các yếu tố nguy cơ:
Nguyên nhân gây sẩy thai: Nguyên nhân phổ biến của sẩy thai bao gồm bất thường nhiễm sắc thể, bất thường về cấu trúc giải phẫu của người mẹ và chấn thương.
– Bất thường nhiễm sắc thể: 95% do lỗi tổ hợp gen của mẹ, 5% từ bố. Thường là các dạng bất thường nhiễm sắc thể. Ví dụ: Tam nhiễm (T13, T16, T18, T21, T22); Đơn nhiễm (Turner); Tam bội; Đa bội; Bất thường cấu trúc.
– Các dị thường về phía mẹ, chẳng hạn như u xơ tử cung, Polyp, dính hoặc vách ngăn.
– Chấn thương dẫn đến tác động trực tiếp đến tử cung có thể dẫn đến sẩy thai. Điều này có thể là do chấn thương bạo lực (Vết thương do đạn bắn, vết thương xuyên thấu) hoặc chấn thương do chất sắt, như khi lấy mẫu nhung mao màng đệm và chọc dò màng ối.
Các yếu tố nguy cơ:
– Tuổi mẹ: Tuổi quá cao làm tăng nguy cơ sẩy thai.
– Sẩy thai trước có vẻ làm tăng nguy cơ sẩy thai tiếp theo, không phụ thuộc vào tuổi mẹ.
– Các bệnh lý mẹ: Tình trạng nhiễm trùng; Bệnh đái tháo đường; Béo phì; Bệnh lý tuyến giáp; Căng thẳng; Mang thai với dụng cụ tử cung; Sử dụng thuốc và chất gây nghiện; Môi trường và sự phơi nhiễm; Chủng tộc và dân tộc; Tụ máu dưới màng đệm.
3. Tiếp cận sẩy thai:
Có các dạng sẩy thai sau:
Dọa sẩy thai: Triệu chứng khá nghèo nàn thường là ra máu âm đạo đỏ tươi, đau bụng âm ỉ hạ vị. Siêu âm: Xuất huyết dưới màng đệm, túi thai hình dạng méo mó.
Sẩy thai khó tránh: Là một diễn tiến của dọa sẩy thai, thể hiện tình trạng tống xuất khỏi tử cung một thai kỳ còn sống hoặc đã ngừng phát triển. Triệu chứng: Ra huyết âm đạo, đau bụng nhiều từng cơn, máu ra ngày càng nhiều.
Cần phân biệt sẩy thai khó tránh và thai ngoài tử cung ở cổ tử cung, cần siêu âm định kỳ và định lượng beta-hCG để chẩn đoán xác định.
Sẩy thai không trọn: Quá trình sẩy thai xảy ra nhưng sự ra thai không hoàn toàn vẫn còn sản phẩm thụ thai trong lòng tử cung (Nhau, màng nhau,…). Thai phụ ra huyết rỉ rả kéo dài, thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng.
Siêu âm cho thấy khối echo hỗn hợp lòng tử cung. Cấu trúc này gồm các mảnh vụn của sản phẩm thụ thai và máu. Beta-hCG không có giá trị chẩn đoán.
Sẩy thai trọn: Sự tống xuất các vật phẩm thụ thai ra khỏi buồng tử cung 1 cách hoàn toàn.
Thai phụ ra huyết nhiều và thấy khối mô được thoát ra khỏi tử cung sau đó giảm tình trạng chảy máu và đau bụng.
Cần xác nhận đó có phải là sản phẩm thụ thai hay không vì thai phụ có thể nhầm cục máu đông với các sản phẩm của quá trình thụ thai.
Siêu âm: không thấy khối mô trong lòng tử cung hoặc chỉ thấy ít dịch lòng tử cung.
Sẩy thai nhiễm trùng: Thường xảy ra sau phá thai không an toàn (Không bảo đảm vô khuẩn) hoặc sẩy thai sót rau.
Thường gây ra nhiều biến chứng:
– Viêm nội tâm mạc tử cung.
– Viêm cơ tử cung.
– Viêm chu cung.
– Viêm phúc mạc.
– Nhiễm trùng huyết.
– Nhiễm trùng hoại tử.
– Hội chứng shock nhiễm trùng.
– Hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS).
– Tổn thương thận cấp tính (AKI).
– Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC).
4. Cách điều trị:
Phương pháp điều trị khác nhau tùy theo loại sảy thai. Đối với các trường hợp dọa sảy, thai phụ nghỉ ngơi cho đến khi máu ngừng chảy và cơn đau bụng giảm bớt. Tránh tập thể dục và quan hệ tình dục trong giai đoạn nhạy cảm này. Ngoài ra bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc dưỡng thai.
Các kế hoạch du lịch nên tạm hoãn lại, chờ sức khỏe thai ổn định sau khi bác sĩ thăm khám. Lúc đó, thai phụ có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nếu thai phụ thật sự bị sảy thai, việc điều trị sẽ tập trung vào xác định phôi thai đã ngừng phát triển hay chưa, đã trôi ra hết hay còn sót lại… Để làm điều đó, bác sĩ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm,… Để đưa ra hướng xử trí tiếp theo.
5. Phòng ngừa sẩy thai:
Rất khó để phòng ngừa hoàn toàn. Nhưng để có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ sẩy thai, thai phụ có thể áp dụng những phương pháp như sau:
– Bổ sung sắt, Calci, Acid Folic: Bổ sung 400mcg Axit Folic mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
– Cải thiện lối sống một cách lành mạnh: Không hút thuốc lá, không dùng quá nhiều rượu bia, không dùng ma túy và các chất kích thích.
– Tập thể dục: Có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ… Ngủ đủ giấc. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Duy trì cân nặng hợp lý.
– Ngăn ngừa nhiễm trùng: Thường xuyên rửa tay, tiêm ngừa đủ mũi vắc xin trước khi mang thai.
– Ổn định các bệnh lý mãn tính: Tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc mắc bệnh lý tự miễn.
– Đời sống tình dục an toàn: Khi sinh hoạt tình dục trong thai kỳ, hãy sử dụng bao cao su, chung thủy một vợ một chồng, để giảm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Để ngăn ngừa sẩy thai và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất, thai phụ nên chủ động khám, kiểm tra và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ.
Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai sản, siêu âm thai, kiểm tra yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai,… giúp phát hiện sớm mọi vấn đề bất thường và can thiệp hiệu quả.
Khoa sản phụ – Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ
Để biết thêm thông tin về chăm sóc trong thai kỳ cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090