Thời điểm trẻ thường mắc sốt siêu vi là vào mùa thu đông, mùa mưa (nên sốt siêu vi được gọi là bệnh lúc giao mùa), lúc này trời mưa nhiều, thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, làm bùng phát sốt siêu vi thành các đợt dịch ở trẻ tại nhiều tỉnh thành.
1. Nguyên nhân gây ra sốt siêu vi
Sốt siêu vi ở trẻ là một triệu chứng sốt phổ biến khi cơ thể nhiễm các loại virus khác nhau như: như rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus hay virus cúm…
Sốt siêu vi được xem là bệnh truyền nhiễm dễ tạo thành các đợt dịch bệnh do khả năng lây truyền qua đường không khí từ người này qua người khác. Nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc virus từ nước bọt, dịch tiết từ người bệnh, hoặc virus bám trên các vật dụng hằng ngày.
Ngoài ra, nếu trẻ thuộc một trong các trường hợp dưới đây, khi bị tác nhân gây bệnh tấn công, bệnh tiến triển nhanh chóng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng cao:
– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ có hệ miễn dịch bị suy giảm;
– Đã từng thực hiện các phẫu thuật cấy ghép nội tạng;
– Có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp;
– Đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch…
2. Các triệu chứng lâm sàng của sốt siêu vi ở trẻ em
– Sốt cao đột ngột 38-39°C, có thể tăng lên 40-41°C
– Sốt từng đợt, sốt vào chiều tối
– Đau đầu, đau cơ
– Viêm kết mạc
– Viêm đường hô hấp, chảy nước mũi…
– Phát ban
– Viêm hạch
– Trẻ bỏ bú, chán ăn
– Đi phân lỏng, tiêu chả
3. Cách điều trị và chăm sóc sốt siêu vi ở trẻ em
Chăm sóc trẻ sốt:
– Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.
– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
– Lau mát cho trẻ: Lau mát bằng nước ấm (nước thường pha âm ấm để tắm em bé) khi trẻ sốt cao trên 39-40 độ C gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Nước ấm giúp mạch máu dưới da giãn nở tốt giúp thải nhiệt. Thường dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 – 30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38 độ C.
Xử trí khi trẻ sốt cao co giật:
– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đàm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít đàm nhớt vào phổi
– Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt acetaminophen
– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm
– Đưa trẻ tới cơ sở y tế để có hướng điều trị tiếp
Bù nước:
Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước
Chống bội nhiễm:
– Vệ sinh sạch sẽ cho bé.
– Cách ly trẻ không cho đến trường (vì bệnh có thể gây thành dịch).
– Giữ ấm cho trẻ.
Dinh dưỡng:
Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Những điều không nên làm:
– Quấn kín trẻ
– Kiêng ăn uống
– Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong.
4. Phòng ngừa sốt siêu vi cho trẻ
– Giữ ấm cơ thể trẻ lúc giao mùa. Không tắm quá lâu, quần áo luôn khô ráo, bảo vệ cơ thể khi đi nắng và lúc trời mưa.
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: tiêm chủng ngừa cúm, cho ăn nhiều loại trái cây nhiều vitamin để tăng cường đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
– Cần tập cho trẻ chế độ sinh hoạt, hoạt động, vui chơi hợp lý.
– Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, ho, hắt hơi vào khủy tay để giữ gìn vệ sinh chung.
Đây là tất cả các kiến thức các phụ huynh cần biết về sốt siêu vi ở trẻ để có biện pháp điều trị và xử lý kịp thời. Phòng Khám Đa Khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ có khoa nhi đảm nhiệm đầy đủ các chức năng xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các loại bệnh ở trẻ em. Phòng Khám tọa lạc tại quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm đảm nhiệm, đầy đủ thiết bị y khoa để phụ huynh lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để triệu trị cho con em của mình.
Khoa nhi – Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ
Để biết thêm thông tin tư vấn về sốt siêu vi cũng như các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, Quý Phụ huynh có thể liên hệ khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090