Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh có thể khó phân biệt và nhầm lẫn giữa 2 dạng rối loạn là rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn phổ tự kỷ. Sau đây là bài viết ngắn giúp phụ huynh hiểu hơn về Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em.
1. Tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý, viết tắt là ADHD, tiếng anh là Attention Deficit Hyperactivity Disorder. Đây là một dạng rối loạn phát triển thần kinh thường xảy ra ở thời thơ ấu, thường từ 6-7 tuổi, có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH – National Institute of Mental Health), ADHD xảy ra ở khoảng 3-5% trẻ em mẫu giáo và tuổi đi học.
2. Nguyên nhân của tăng động giảm chú ý:
Chưa biết chính xác nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý:
– Những người có quan hệ huyết thống như cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ADHD hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
– Tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường như chì, được tìm thấy chủ yếu trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ.
– Mẹ sử dụng ma túy, rượu hoặc hút thuốc trong khi mang thai.
– Trẻ sinh non, nhẹ cân.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý:
Theo cẩm nang chẩn đoán và phân loại rối loạn tâm thần – DSMV, trẻ bị Rối loạn tăng động giảm chú ý có 3 dạng biểu hiện chính:
Kém tập trung kéo dài: Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh, trẻ thường xuyên bị phân tâm và hay quên. Trẻ không thích tham gia trò chơi cần duy trì sự tập trung chú ý. Không thích làm theo hướng dẫn, mắc lỗi cẩu thả, không thể duy trì chú ý vào việc chơi và học tập, dễ sao lãng chú ý. Trẻ gặp khó khăn về kỹ năng đọc và viết, tập trung kém thành ra tiếp thu chậm dẫn đến kết quả học tập không ổn định.
Tăng động: Trẻ không thể ngồi yên một chỗ, thường xuyên di chuyển, thường “hoạt động luôn tay chân”. Bồn chồn, ngọ ngoạy, di chuyển và đi lại liên tục không chịu ở yên một chỗ, gặp khó khăn khi phải chơi và giữ yên lặng, thiếu kiên nhẫn chờ đợi,...
Bốc đồng: Trẻ có các hành động vội vàng, hấp tấp, dễ nổi giận, khó kiểm soát cảm xúc, rất dễ dẫn tới xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả những người thân trong gia đình. Tính cách này làm cho trẻ không có bạn thân hoặc bị bạn bè xa lánh.
4. Một số điểm phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) và trẻ có rối loạn phổ tự kỉ (ASD):
5. Cách điều trị trẻ bị tăng động giảm chú ý:
Điều trị trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý là sự phối hợp của nhiều phương pháp Tâm lý trị liệu, hành vi trị liệu, sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng từ gia đình, nhà trường, bệnh viện.
Khi nào cần sử dụng thuốc trên trẻ có Rối loạn tăng động giảm chú ý:
– Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý khi kèm theo các bệnh đồng mắc khác như rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ.
– Hành vi của trẻ gây nguy hiểm, tự tổn thương bản thân và người khác, xã hội.
– Hành vi của trẻ gây khó khăn và sang chấn tâm lí cho gia đình trẻ tại nhà.
- Hành vi của trẻ gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình học tập của trẻ
- Hành vi trẻ khiến trẻ không thể hòa nhập vào các hoạt động trong cộng đồng.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh hành vi, biểu hiện cảm xúc thái quá của trẻ bằng các cách sau:
- Tạo không gian yên tĩnh, tránh ồn ào gây mất tập trung khiến trẻ không kiểm soát được hành vi cảm xúc.
- Đưa ra yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng.
- Chia nhỏ nhiệm vụ, quan sát và nhắc nhở.
- Thiết lập các trò chơi tĩnh, các hoạt động hạn chế bằng ngôn ngữ, các bài tập đặc biệt về cảm giác xúc giác, thị giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng để điều chỉnh các hành vi bất thường của trẻ.
- Hạn chế thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều đường, tăng cường rau củ quả nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng giúp cải thiện trí nhớ, duy trì sự tập trung chú ý, điều hòa cảm xúc hành vi của trẻ.
Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triền thần kinh, tuy không ảnh hưởng đến trí thông minh nhưng sự kém tập trung, tăng động và sự bốc đồng của trẻ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ sau này và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, học tập, công việc của trẻ sau này.
Khoa Nhi – Phòng Khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ
Để biết thêm thông tin về Rối loạn tăng động giảm chú ý, cũng như các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, Quý Phụ huynh có thể liên hệ khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090
Pingback: Chế độ ăn uống cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý