Tăng huyết áp và những điều cần biết

Bệnh tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng, bệnh có diễn biến âm thầm nhưng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng 1,28 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp, con số này được dự đoán lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025. Việt Nam hiên nay có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đáng lưu ý, tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên trong nhiều khu vực đã lên tới khoảng 25-47% và đặc biệt bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hoá.

 

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim co bóp, máu sẽ được tống ra ngoài và ép vào thành động mạch làm thành mạch căng ra.

  • Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn.

2. Tăng huyết áp là gì?

Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) định nghĩa tăng huyết áp (THA) là khi khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

3. Nguyên nhân của tăng huyết áp:

Nguyên nhân tăng huyết áp cũng được chia thành hai nhóm:

  • Khoảng 93-95% trường hợp tăng HA vẫn chưa biết được nguyên nhân. Loại tăng HA này gọi là tăng HA nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn.
  • Khoảng 5-7% còn lại là tăng HA thứ phát tức là có nguyên nhân (ví dụ: bệnh lý ở thận tuyến thượng thận, bệnh cường giáp, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, và dùng thuốc…). Bệnh tăng huyết áp thứ phát khi tìm được nguyên nhân có thể điều trị khỏi hẳn.

4. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp:

Đa phần là “thầm lặng” vì không có triệu chứng gì báo trước, hoặc chỉ là các triệu chứng mơ hồ như:

  • Đau đầu,
  • Hoa mắt, chóng mặt,
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Mỏi gáy
  • Nóng phừng mặt.

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tăng huyết áp

Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Đo huyết tại phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg.
  • Máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg.
  • Tự đo huyết áp tại nhà nhiều lần: tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 135/85 mmHg.

6. Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?

 

  • Kiểm soát cân nặng: duy trì cân nặng với lý tưởng với chỉ số khối cở thể
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm,…
  • Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày: việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Qua đó không nên nhiều ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn..
  • Tăng cường tập thể dục ở mức phù hợp: để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30 – 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
  • Hạn chế rượu bia.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh lo âu, căng thẳng. 
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và phòng tránh.

Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra âm thầm không có triệu chứng cảnh báo trước, và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy cần theo dõi huyết áp định kỳ để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tư vấn chuyên môn bài viết: TS.BS. Phạm Hoàng Minh

Phòng khám Đa khoa Cộng đồng Hỷ Hỷ

Để biết thêm thông tin về bệnh tăng huyết áp và cách phòng ngừa, bạn có thể liên hệ tư vấn tại Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ:  Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *