Tiền mãn kinh – Mãn kinh: Những điều cần lưu ý

1.  Định nghĩa mãn kinh

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm, là tình trạng hết hẳn kinh nguyệt vĩnh viễn do sự suy giảm sinh lý, tự nhiên và không hồi phục của hoạt động buồng trứng. Hiện tượng mãn kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng.

Tuổi mãn kinh trung bình phụ nữ Việt Nam 48-51 tuổi. Mãn kinh sớm khi trước 40 tuổi, do cắt buồng trứng, hóa trị, xạ trị, hội chứng Turner 45 XO. Mãn kinh muộn khi sau 55 tuổi.

2. Chẩn đoán mãn kinh

Mãn kinh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng, khi một phụ nữ từ trước vẫn có kinh đều mỗi tháng lại tự nhiên ngừng, không có kinh trong 12 chu kỳ liên tiếp.

Khi một phụ nữ còn trẻ (dưới 40 tuổi mà vô kinh liên tiếp 12 tháng) hoặc một phụ nữ đã bị cắt tử cung mà có một số các triệu chứng cơ năng của mãn kinh, muốn chẩn đoán là mãn kinh cần làm các xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên.

Mãn kinh thường là tự nhiên, nhưng cũng có thể do phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng vì bệnh lý, do xạ trị.

3. Các giai đoạn của mãn kinh

a. Giai đoạn tiền mãn kinh

Bắt đầu khá sớm, khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh, thường vào khoảng 40 tuổi và kết thúc bởi chu kỳ kinh sinh lý cuối cùng.

b. Giai đoạn quanh mãn kinh

Quanh mãn kinh là khoảng thời gian từ lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn mãn kinh cho đến 12 tháng sau của chu kỳ kinh sinh lý cuối cùng.

c. Giai đoạn hậu mãn kinh

Hậu mãn kinh được định nghĩa là thời kỳ diễn ra sau mãn kinh.

4. Phân loại mãn kinh

a. Mãn kinh tự nhiên

Mãn kinh tự nhiên được định nghĩa là tình trạng chấm dứt kinh nguyệt vĩnh viễn do sự ngưng hoạt động của buồng trứng, là tình trạng vô kinh liên tục sau 12 tháng mà không có bất kỳ một nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý nào.

b. Mãn kinh nhân tạo

Mãn kinh nhân tạo được định nghĩa là tình trạng chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt sau khi cắt bỏ cả hai buồng trứng (có hoặc không có cắt bỏ tử cung) hoặc cắt bỏ các chức năng buồng trứng (do điều trị hóa chất, xạ trị).

5. Các thay đổi cơ thể trong giai đoạn mãn kinh

  • Triệu chứng vận mạch bao gồm: cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm…
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Teo sinh dục, rối loạn chức năng tiết niệu sinh dục: giao hợp đau, rối loạn đi tiểu
  • Giảm trí nhớ, mất tập trung
  • Tăng cân
  • Loãng xương, đau khớp
  • Đau ngực, bệnh tim mạch…

6. Cách chăm sóc giai đoạn tiền mãn kinh

Sử dụng nội tiết thay thế trong giai đoạn “cửa sổ”: Dành cho phụ nữ dưới 60 tuổi hay mãn kinh dưới 10 năm, có các loại như: viên uống, miếng dán qua da, loại đặt âm đạo. Sử dụng trên phụ nữ vừa có biểu hiện toàn thân và tiết niệu, triệu chứng trung bình tới nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, phụ nữ cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

  •       Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và dinh dưỡng thật khoa học ngay khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
  •       Tăng cường ăn các loại rau củ quả, nhất là thực phẩm giàu canxi, omega-6, omega-3 và vitamin D.
  •       Duy trì sự dẻo dai cho hệ xương bằng cách tập thể dục đều đặn.
  •       Sử dụng chất bôi trơn để giảm cảm giác đau khi quan hệ tình dục vì lúc này âm đạo bắt đầu có hiện tượng khô teo.
  •       Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và xử trí kịp thời bệnh lý phụ khoa và tầm soát bệnh ung thư phụ khoa.

Khoa Sản phụ – Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí MinhHotline: 1900 638 090

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *