Cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn trong thời gian suốt 9 tháng mang thai từ thể chất đến tâm sinh lý, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Phòng Khám Đa Khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ sẽ cung cấp những thông tin về tầm quan trọng của việc chăm sóc thai kỳ trong quá trình mang thai.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu
Giai đoạn thai kỳ được tính khi bắt đầu diễn ra quá trình đậu thai cho đến khi trẻ được sinh ra đời, thường là 9 – 10 tháng. Trong giai đoạn này, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng, tâm sinh lý, chế độ nghỉ ngơi của người mẹ. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu rất quan trọng, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi sau này như câu nói “Mẹ khỏe thì con mới khỏe”
Việc chăm sóc ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi thế nào?
Sự phát triển của thai nhi suốt quá trình mang thai dựa vào việc chăm sóc dinh dưỡng từ mẹ, oxi và chất dinh dưỡng được truyền từ mẹ đến thai nhi thông qua dây rốn để nuôi lớn thai nhi từng ngày. Trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ dùng các loại thuốc không được dùng cho thai nhi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi va có thể gây ra dị tật về sau.
Nếu bà mẹ được chăm sóc tốt, kiểm tra sức khỏe suốt thời gian thai kỳ tức là việc khám thai định kỳ, sẽ góp phần rất lớn cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tác dụng của khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ là quá trình Bác sĩ thăm khám, kiểm tra các chỉ số sức khỏe của mẹ và thai nhi suốt quá trình mang thai. Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu ăn uống thiếu chất, hay thừa chất thì thông qua việc kiểm tra Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, để điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc để cải thiện vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các tác hại nếu không chăm sóc sức khỏe mẹ bầu
Nếu mẹ bầu không chăm sóc thai kỳ cho mẹ như: không khám thai định kỳ, không chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… sẽ gây tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khám thai định kỳ
Việc không khám thai định kỳ, các mẹ bầu sẽ không thể phát hiện kịp thời các bất thường của thai nhi để cho thai kỳ khỏe mạnh. Việc thăm khám, kiểm tra của Bác sĩ, người có chuyên môn sẽ giúp đưa ra các can thiệp và xử lý kịp thời như bổ sung chất dinh dưỡng hoặc hạn chế thừa chất, thiếu chất cho tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khám thai định kỳ gồm:
- Khám sức khỏe tổng quát, đo chỉ số cân nặng, huyết áp,…
- Siêu âm thai;
- Tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo từng mốc thời gian thai kỳ
- Bác sĩ tư vấn kết quả và phương hướng điều trị nếu có bất thường.
Lịch khám thai cho mẹ bầu
Trong 3 tháng đầu: mẹ bầu cần đi khám 2 lần để xác định tình trạng thai, tính ngày dự sinh và thực hiện một vài xét nghiệm đánh giá sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Khám lần đầu: trễ kinh 2 – 3 tuần
- Khám lần 2 lúc thai: tuần 11 – 13 tuần.
- Tuần thứ 12 là mốc khám thai quan trọng cần khám sàng lọc dị tật thai
Trong 3 tháng giữa thai kỳ (tính từ tuần 14 đến 28 tuần), mẹ bầu cần đi khám thai đều đặn ít nhất 01 lần/ tháng. Nếu có biểu hiện bất thường như ra máu, đau bụng thì nên đi khám bác sĩ. Và đừng quên mốc khám thai tuần thứ 22 để xét nghiệm, sàng lọc dị tật thai nhi.
Đến 3 tháng cuối của thai kỳ (tính từ tuần 28 đến tuần 40) các mẹ đến tái khám theo lịch sau:
- Tuần 29 – 32: khám 1 lần
- Tuần 32 – 35: 2 tuần khám 1 lần
- Tuần 36 – 41: 1 tuần khám 1 lần.
Chế độ chăm sóc thai kỳ cho mẹ bầu ở nhà
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ bầu cần chú ý bổ sung sinh dưỡng đầy đủ cả về lượng và chất, hợp lý để tránh tình trạng tăng cân không kiểm soát.
Giai đoạn thai kỳ: mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giúp thai nhi phát triển tốt như: vitamin A, B, thực phẩm giàu sắt, bổ sung DHA, và các loại trái cây.
- Uống sữa bầu với 02 ly/ ngày.
Cần hạn chế các thực phẩm gây hại: chất kích thích, cồn, rượu bia, đồ tái sống, cá chứa thủy ngân cao(cá ngừ,cá thu), các đồ ăn chiên xào, cay nóng.
Chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi
- Mẹ bầu cần môi trường sống sạch, không khí trong lành, tinh thần vui vẻ, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng. Cần ngủ đủ giấc để giữ gìn sức khỏe.
- Chế độ làm việc vừa phải, không mang vác vật nặng, không ngồi một chỗ quá nhiều.
- Cần có chế độ vận động hợp lý: Có chế độ vận động nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, tập yoga cho mẹ bầu để giữ tâm trạng thoải mái, cải thiện giấc ngủ… hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Dịch vụ khám thai & chăm sóc thai kỳ tại Phòng khám cộng đồng Hỷ Hỷ
Phòng khám cộng đồng Hỷ Hỷ có chức năng và đầy đủ các khoa khám bệnh của phòng khám đa khoa với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe mẹ bầu. Phòng khám cộng đồng Hỷ Hỷ có dịch vụ khám thai & chăm sóc thai kỳ. Với đầy đủ các dịch vụ:
- Khám thai
- Siêu âm thai, siêu âm màu
- Xét nghiệm
Phòng khám cộng đồng Hỷ Hỷ sẽ đồng hành chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé để cho mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và hành trình vượt cạn thành công mẹ tròn con vuông.