Trẻ sốt co giật: Phụ huynh phải làm gì?

Sốt co giật là một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh vô cùng hoảng sợ và đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên việc xử trí tại nhà khi trẻ bị co giật là vô cùng quan trọng mà không phải phụ huynh nào cũng biết.

1. Sốt co giật là gì?

Sốt co giật là tình trạng giật cơ hoặc gồng người khi trẻ bị sốt. Đây là một tình trạng co giật lành tính, thường xảy ra ở độ tuổi 6 tháng – 5 tuổi. Sốt co giật là một chẩn đoán loại trừ sau khi loại bỏ các nguyên nhân có sốt gây co giật khác.

Thông thường khi trẻ sốt từ 38.5 độ trẻ lên hoặc tốc độ tăng nhiệt độ sốt quá nhanh thì trẻ có nguy cơ cao bị co giật. Ở một vài trẻ cũng có thể co giật ở nhiệt độ thấp hơn nếu có tiền căn co giật trước đó.

2. Sốt co giật đơn giản, phức tạp là gì?

Sốt co giật đơn giản có những đặc điểm sau:

  • Co giật toàn thể: trẻ có thể gồng cứng cả 2 tay, 2 chân, hai mắt trợn ngược, sùi bọt mép, môi có thể tím tái.
  • Cơn co giật kéo dài < 5 phút.
  • Trong cơn trẻ mất ý thức, gọi trẻ không trả lời, không giao tiếp bằng mắt.
  • Sau cơn trẻ tỉnh táo, không yếu liệt, trạng thái mơ màng sau cơn chỉ kéo dài không quá 5 phút.
  • Trong 1 đợt bệnh hoặc trong vòng 24h, không tái phát cơn co giật thứ 2.
Ngược lại với các đặc điểm trên, trẻ có cơn co giật phức tạp gợi ý nguyên nhân phức tạp hơn cần bác sĩ thăm khám, làm một vài xét nghiệm chuyên sâu hơn.

3. Xử trí cơn co giật tại nhà như thế nào?

  • Khi trẻ bị co giật, phụ huynh cần bình tĩnh đặt trẻ trên mặt phẳng cứng, môi trường thông thoáng, an toàn.
  • Nới lỏng quần áo.
  • Nghiêng đầu trẻ sang 1 bên để nhầy nhớt trong miệng trẻ chảy ra, thông thoáng đường thở.
  • Quan sát kiểu co giật của trẻ, thời gian co giật.
  • Có thể đặt hậu môn 1 viên Paracetamol để hạ sốt kết hợp lau mát bằng nước ấm, chườm ấm 2 bên cổ, nách, bẹn và lau toàn thân.

Các việc không được làm khi trẻ co giật  ?

  • Không kìm hãm, giữ chân tay trẻ khi đang co giật.
  • Không dùng ngón tay hoặc que đè lưỡi hay bất cứ vật dụng cứng bỏ vào miệng trẻ.
  • Không vắt chanh, nhỏ dầu gió vào miệng trẻ.
  • Không ủ ấm, mặc nhiều đồ cho trẻ.
  • Không dùng nước đá, rượu, cồn, giấm lau mát cho trẻ.
  • Không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đặt hậu môn cùng lúc.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

  • Cơn co giật lần đầu.
  • Cơn co giật kéo dài  >5 phút.
  • Cơn co giật tái lại.
  • Sau cơn trẻ không tỉnh. Trẻ chấn thương hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: tím tái, ói tất cả mọi thứ, khó thở,…

Khoa Nhi – Phòng Khám Đa Khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc cũng như các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, Quý Phụ huynh có thể liên hệ Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng Hỷ Hỷ theo địa chỉ: 366 Tân Kỳ Tân Quý – Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 1900 638 090

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *